Hỗ trợ vay vốn ngân hàng

Tư vấn hỗ trợ vay vốn ngân hàng miễn phí

Hỗ trợ vay tiền ngân hàng

Tư vấn hỗ trợ vay vốn ngân hàng miễn phí

Tư vấn hỗ trợ vay tin chấp ngân hàng

Tư vấn hỗ trợ vay tin chấp ngân hàng miễn phí

Tư vấn hỗ trợ vay tin chấp ngân hàng

Tư vấn hỗ trợ vay tin chấp ngân hàng miễn phí

Tư vấn hỗ trợ vay thế chấp ngân hàng

Tư vấn hỗ trợ vay thế chấp tại các ngân hàng

Tư vấn hỗ trợ vay vốn, vay tiền, vay tín chấp, vay thế chấp tại các ngân hàng miễn phí

Vay tiêu dùng: "truy tìm" lãi suất rẻ

Các ngân hàng (NH) và công ty tài chính đang tìm đến tận nhà để mời chào người dân vay tiền tiêu dùng. Tuy nhiên, người có nhu cầu vay cần cân nhắc về mức lãi suất (LS) và các khoản phí liên quan để lãi vay không trở thành gánh nặng.

Phóng to
Cũng cho vay mua bất động sản nhưng mỗi NH có mức LS khác nhau. Trong ảnh: khách hàng giao dịch tại sàn bất động sản Hoàng Anh Gia Lai - Ảnh: T.T.D.




NH có nhiều cách tính LS vì thế người vay nên yêu cầu nhân viên NH tính ra mức LS phải trả hằng tháng, thậm chí cả mức lãi phải trả vào các tháng gần đáo hạn vay để biết được NH tính lãi trên dư nợ giảm hay tổng dư nợ vay...

Có cạnh tranh LS

Hiện nay trong vay tiêu dùng, người dân chủ yếu vay để mua, xây, sửa nhà ở. Tại TP.HCM chủ yếu dùng vào mục đích mua nhà ở, còn ở Hà Nội tập trung sửa chữa nhà ở.
Hiện nay NH có nhiều hình thức cho vay tiêu dùng: tín chấp, thế chấp, vay thông qua thẻ tín dụng. Tuy loại hình vay sẽ có mức LS khác nhau nhưng có thể thế chấp luôn thấp hơn tín chấp. LS còn tùy thuộc cách trả nợ và cách tính lãi vay của bên cho vay. Theo quy định mới, khi cho vay tiêu dùng các NH được ấn định LS vay mà không bị ràng buộc bởi trần LS cho vay.

LS cho vay thấp thuộc về hình thức cho vay có thế chấp, phổ biến từ 11-13%/năm. NH Á Châu (ACB) nếu vay 300-500 triệu đồng LS 12,75-13%/năm; NH Quốc tế từ 11-14%/năm; NH Kỹ thuơng (Techcombank), NH Phương Đông (OCB), NH Đầu tư và phát triển VN (BIDV)... LS từ 13-14%/năm. Cũng có nơi cho vay chỉ từ 10,5%/năm trở xuống, như NH Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) nếu vay tối đa 500 triệu đồng LS chỉ 10%/năm.

Rẻ nhất là cho vay thế chấp sổ tiết kiệm, LS chỉ khoảng 9,5-12,75%/năm. Nhưng ít người vay theo trường hợp này, thường họ rút trước hạn để chủ động chi xài trừ trường hợp sổ tiền gửi đã gần đến ngày đáo hạn. Riêng với cho vay tín chấp thì LS cao hơn nhiều. NH HSBC vừa cho vay tiêu dùng tín chấp trở lại từ giữa tháng 3, nếu nộp hồ sơ vay từ 16-3 đến 17-4, người vay được hưởng LS 0% trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều người muốn vay đã cân nhắc vì LS áp dụng cho thời gian vay còn lại hiện là 24%/năm (2%/tháng) tính trên dư nợ giảm dần. Còn tại Công ty tài chính Prudential thì LS cho vay tín chấp là 17,4%/năm (1,45%/tháng). LS cao cũng là hợp lý vì đơn vị cho vay phải lấy LS cao để bù đắp tổn thất vốn trong trường hợp một số người vay không trả được nợ.

Cho vay thông qua thẻ cũng được nhiều NH chú trọng. NH Đông Á có LS 12,75% -12,84%/năm trong khi NH Á Châu và nhiều NH cổ phần khác là trên 17%/năm.

Coi chừng “cái đuôi”

Anh Nguyễn Tuấn Anh (Q.5, TP.HCM) cho biết bắt đầu làm thủ tục vay vốn để mua nhà, NH đưa ra LS 13,2%/năm. Nhưng khi được chấp nhận vay thì LS là 14,3%. Lý do là vốn huy động từ đầu tháng 3 đang tăng cao, NH phải điều chỉnh cho phù hợp. Có NH còn để ngỏ trong hợp đồng vay vốn là LS vay sẽ điều chỉnh tăng giảm theo LS huy động, cộng thêm tối thiểu khoản phòng ngừa rủi ro 5%/năm. Vì vậy, trước khi đặt bút ký hợp đồng vay vốn, người vay cũng nên tìm hiểu kỹ điều kiện NH đưa ra.

Về LS, người vay nên tham khảo ở nhiều NH để chọn LS phù hợp với điều kiện vay vốn và khả năng trả nợ. Theo các chuyên gia, thời gian vay thường kéo dài vì thế mức chênh lệch LS giữa các NH có khi lên đến 3%/năm, tính ra là khoản tiền rất lớn đối với người vay. Có NH LS cao nhưng lại tính theo dư nợ giảm dần vì thế tiền thực trả thấp. Có NH LS thấp hơn nhưng lại tính trên tổng số tiền vay, tính ra số tiền lãi thực trả lại rất cao. Người vay cũng nên chú ý quy định điều chỉnh LS và phí. Nếu được vay với LS rẻ, người vay nên cố gắng đàm phán với NH để có được mức LS ổn định trong thời gian dài, tránh điều chỉnh theo LS huy động.

Cũng không nên bỏ qua các khoản phí, đặc biệt là phí trả nợ trước hạn. Đôi khi loại phí này buộc người vay phải trả số tiền gần ngang với tiền lãi phải trả khi đáo hạn. Người vay cũng nên tận dụng những dịch vụ gia tăng kèm theo khoản vay, như vay mua ôtô thì nên chọn NH nào có kèm theo dịch vụ bảo hiểm xe với mức phí ưu đãi nhất.

Rộng cửa nhưng có chọn lọc

Các NH đang sẵn sàng cho vay từ mua, xây, sửa nhà đến sắm ôtô, mua hàng điện máy, xe máy... Có NH nhắm đến những món vay lớn như mua nhà, ôtô nhưng cũng có NH nhắm đến các món vay nhỏ lẻ, vay trả góp. Có thể thời gian này mới chỉ là khởi động của chương trình vay tiêu dùng vì kinh tế vẫn còn khó khăn nên người dân còn thắt lưng buộc bụng. Như tại NH Á Châu, dù hồ sơ vay tiêu dùng không bằng năm ngoái nhưng cũng đã tăng nhiều. NH Đông Á “cho vay tiêu dùng 24 phút”, mỗi ngày giải ngân được vài tỉ đồng và NH này định dành ra 4.000 tỉ đồng để cho vay tiêu dùng. Ông Trần Minh Khoa, phó giám đốc khối khách hàng cá nhân Eximbank, cho biết đây là thời điểm phù hợp để NH cho cá nhân vay mua nhà để ở vì giá nhà đã giảm nhiều so với năm 2008.

Tuy rộng cửa nhưng NH cũng chọn lọc khách vay. NH ưu tiên cho khách vay có hộ khẩu hoặc KT3, làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, công ty nước ngoài, công ty cổ phần, văn phòng đại diện nước ngoài, khách vay đã làm việc ổn định từ 12 tháng trở lên, có thu nhập ròng từ 4 triệu đồng trở lên. Đến nay, người vay được vốn thường có thu nhập khá trở lên.

Nhìn chung, các NH dù có chương trình cho vay tín chấp nhưng lại hạn chế, chủ yếu đẩy mạnh cho vay có thế chấp. Vì vậy, người không có tài sản thế chấp chỉ có thể vay ở các công ty tài chính hoặc một số NH nước ngoài và chịu lãi vay cao hơn.

Nguồn tuoitre.com.vn

Mua bảo hiểm mới được vay tiền

Một số người vay tiền ngân hàng (NH) mua căn hộ đến khi chuẩn bị giải ngân mới biết còn phải chịu chi phí mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp. NH thì khẳng định đây là điều kiện bắt buộc trước khi giải ngân.

Phóng to
Khách hàng tìm hiểu thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Techcombank, TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm

Theo các chuyên gia, khoản bảo hiểm tiền vay này không mới, thường được áp dụng cho các trường hợp vay tiền trả trong thời gian dài và tài sản thế chấp chính là tài sản được hình thành từ vốn vay. Khoản bảo hiểm này người được đền bù là NH.

Vì các hợp đồng vay này kéo dài nhiều năm, thậm chí đến 20 năm, trong quá trình vay vốn nếu xảy ra những bất trắc như cháy nổ, động đất... làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản thế chấp thì công ty bảo hiểm sẽ thay người vay tiếp tục trả nợ cho NH. Chỉ khi nào người vay đã trả hết số tiền nợ (gồm cả vốn và lãi) cho NH thì người thụ hưởng bảo hiểm mới được chuyển từ NH sang người vay.

Chi phí mua hợp đồng bảo hiểm mà người vay phải trả tùy số tiền vay, thường là 2% trên 110% giá trị khoản vay hoặc 1% trên tổng giá trị căn hộ nhân với số kỳ thanh toán (mỗi kỳ thông thường là 10 năm). Như vậy với căn hộ khoảng 1 tỉ đồng và số tiền vay tương ứng với 70% giá trị căn hộ, số tiền người vay bỏ ra để mua bảo hiểm dao động 15-20 triệu đồng.

Trên thực tế khá nhiều người vay vốn chưa quan tâm tìm hiểu kỹ các điều khoản ràng buộc phải có bảo hiểm mới được NH cho vay vốn. Một phần cũng do sản phẩm bảo hiểm tín dụng này khá mới và phức tạp nên dù nhân viên NH có tư vấn người vay cũng khó thông. Cũng có trường hợp nhân viên NH tư vấn không đến nơi đến chốn hoặc không đề cập đến việc người vay còn phải chịu phí mua bảo hiểm, từ đó gây bức xúc nơi người vay.

Theo các NH, người vay cũng nên chú ý đến điều kiện sang nhượng hợp đồng cho người mua sau hoặc điều kiện hoàn tiền nếu chấm dứt hợp đồng vay vốn trước hạn. Trên thực tế nhiều khách hàng sau khi vay NH một vài đợt đã sang nhượng lại căn hộ, nhưng do người mua sau không có nhu cầu vay NH nên hợp đồng bảo hiểm tiền vay trở nên... thừa và không thể yêu cầu đơn vị bảo hiểm hoàn tiền vì khoản này không quy định trong hợp đồng.

Nguồn tuoitre.com.vn

Việt Nam vay tiền Đức để nâng cấp lưới điện nông thôn

Trước thềm Hội nghị tư vấn nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam, Đại sứ quán Đức vừa cho biết Chính phủ Đức sẽ cho Việt Nam vay ưu đãi 120 triệu euro nhằm nâng cấp lưới điện nông thôn.

* Đức tiếp tục cứu trợ nạn nhân bão tại Phú Yên

Khoản tín dụng này được thực hiện thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) nhằm hỗ trợ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát triển chương trình Năng lượng hiệu quả tại khu vực nông thôn.

Dự kiến chương trình sẽ thực hiện ở khoảng 2.000 xã với gần 2,9 triệu hộ dân dùng điện trên địa bàn 45 tỉnh tại các khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Mục tiêu sau khi nâng cấp cải tạo sẽ giảm tổn thất điện năng từ 30% xuống 15% và tiết kiệm chung cho nền kinh tế ước tính khoảng 400 triệu kWh/ năm, tương đương 350-400 tỷ đồng/ năm.

Dự án này được tài trợ bởi chương trình Sáng kiến bảo vệ môi trường và khí hậu (IKLU) được thực hiện thông qua Ngân hàng tái thiết Đức.

Bên cạnh đó, Đức cũng công bố việc tài trợ các chương trình cứu trợ cho nạn nhân của cơn bão Mirinae tại tỉnh Phú Yên. Để thực hiện các hoạt động cứu trợ này Bộ Ngoại giao Đức đã cung cấp kinh phí 60.000 euro (khoảng 88.000 USD). Chương trình này sẽ kết thúc vào đầu tháng 2-2010. Những hàng hóa cứu trợ bao gồm những vận dụng gia đình cần thiết như chăn, màn, nồi xoong và bình chữa nước uống.

Cũng dịp này, Đại sứ quán Đức khai trương chính thức trang web về Hợp tác phát triển Đức với Việt Nam tại địa chỉ gdc-vietnam.org.

Nguồn tuoitre.com.vn

Công ty cho công nhân vay tiền đi học

Công ty Pou Yuen đã dành 300 triệu đồng và Công ty Freetrend dành 50 triệu đồng hỗ trợ công nhân công ty mình đi học. Đây là chương trình hai công ty trên phối hợp với Quỹ hỗ trợ công nhân TP.HCM thực hiện.


Theo đó, đối tượng được vay tiền là công nhân hiện làm việc chính thức tại hai công ty này và đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề.

Điều kiện được vay là công nhân phải có hợp đồng làm việc với công ty mình đang làm một năm trở lên, được công đoàn hoặc Đoàn thanh niên công ty xác nhận. Chương trình sẽ cho vay tối đa 100% học phí, không tính lãi suất. Ngoài ra, những công nhân có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được công ty xem xét cấp học bổng.

Hai công ty khác là Đại Thịnh Việt và An Hùng Phát cũng đang kết hợp với Quỹ hỗ trợ công nhân TP.HCM triển khai chương trình tương tự với mức hỗ trợ 80 triệu đồng mỗi công ty cho công nhân của mình.

Nguồn tuoitre.com.vn

Vay tiền không trả, bị xử phạt 8 năm tù

Sáng 7-12, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa công khai xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Bùi Thị Kim Liên (SN 1977) - cán bộ TAND tỉnh Thanh Hóa - về tội "lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản".

Theo cáo trạng của vụ án, do mối quan hệ quen biết, ngày 11-10-2006 Bùi Thị Kim Liên có vay của chị Vũ Thị Thu (SN 1973, trú tại 197 Dương Đình Nghệ, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa) số tiền 320 triệu đồng.

Khi vay, Bùi Thị Kim Liên có viết giấy vay tiền của chị Thu và hẹn đến ngày 27-10-2006 sẽ trả nợ cho chị Thu. Sau nhiều lần đến nhà Bùi Thị Kim Liên đòi nợ nhưng đối tượng này không trả, chị Thu đành gửi đơn đến cơ quan pháp luật ở Thanh Hóa yêu cầu giải quyết.

Ngày 25 và 26-8-2009, TAND TP Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Bùi Thị Kim Liên tội "lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản". Tại phiên sơ thẩm, TAND TP Thanh Hóa đã tuyên bị cáo Bùi Thị Kim Liên 8 năm tù; buộc bị cáo Liên phải trả cho chị Vũ Thị Thu số tiền 361.499.800 đồng (tính cả tiền lãi).

Sau đó, bị cáo Liên có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Đến ngày 7-12, TAND tỉnh Thanh Hóa đã xét xử vụ án này theo trình tự phúc thẩm và giữ nguyên hình phạt như bản án sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo Bùi Thị Kim Liên vì tội "lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản".

Nguồn tuoitre.com.vn

Qua năm mới cho vay tiền

Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đang rối khi từ nhiều ngày qua ngân hàng (NH) đã dừng cho vay và cho biết chỉ xét cho vay trở lại vào đầu năm 2010. Một số trường hợp đã vay, khi đáo hạn NH thu nợ luôn thay vì tiếp tục cho vay.

Lý do NH dừng cho vay là không còn nhiều vốn và đã sử dụng hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm 2009.

Phóng to


Các lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 - Đồ họa: Ngọc Thành

Vay làm gì cũng khó

Chị T., nhân viên một công ty nước ngoài tại Khu công nghiệp VN - Singapore, cần vay vốn NH mua nhà nhưng gõ cửa các NH cổ phần lớn là Á Châu (ACB), Techcombank và Eximbank đều có chung câu trả lời “tạm ngưng cho vay, sang năm 2010 mới giải quyết”. Ngay doanh nghiệp cũng khó tiếp cận vốn.

Ông Nguyễn Đức Thanh - giám đốc Công ty TNHH nông sản thực phẩm xuất khẩu Tân An, Long An - cho biết mới đây NH thông báo tạm ngưng cho vay, chờ sang năm 2010 mới cho vay lại. Ông Thanh cho biết từ nay đến Tết Nguyên đán nếu NH vẫn hạn chế cho vay, doanh nghiệp sẽ phải vay bên ngoài với lãi suất cao hơn.

Theo ông Trần Quốc Mạnh, tổng giám đốc Công ty Sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa đều khó tiếp cận vốn vay, đặc biệt các dự án triển khai từ quý 4-2009 do NH đã hết hạn mức. Hiện chỉ có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có nguồn thu ngoại tệ mới được NH ưu tiên giải quyết.

Ông Chu Văn An, phó tổng giám đốc Công ty thủy sản Minh Phú, cho biết vẫn được NH cho vay do là khách hàng lớn, có sử dụng nhiều dịch vụ khác của NH. Còn ông Nguyễn Ngọc Anh, tổng giám đốc Công ty đầu tư thương mại SMC, cho rằng cái khó của doanh nghiệp không phải là lãi suất tăng mà là không được vay. Vay lại khoản vay cũ đã khó nói gì đến vay bổ sung.

“Chẳng hạn, doanh nghiệp cần vốn lưu động 10 tỉ đồng/tháng, nay bị siết còn 6-7 tỉ đồng/tháng thì tất yếu doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và ảnh hưởng dây chuyền. Khi doanh nghiệp không có tiền trả nợ cho bên bán hàng thì bên bán hàng nợ lại của doanh nghiệp khác hoặc không trả nợ được cho NH...” - ông Anh nói.

Khi nào cho vay lại?

NH Việt Á cho biết ba tháng trở lại đây đã hạn chế cho vay vì huy động VND tăng chậm trong khi mục tiêu tăng tín dụng đề ra từ đầu năm là 70% gần như đã chạm đích. Hiện NH dồn vốn cho những hợp đồng đã ký trước đây, đồng thời cơ cấu lại các khoản vay, doanh nghiệp kinh doanh tốt mới được vay lại, ngược lại sẽ thu hồi nợ.

NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng thu hẹp đối tượng cho vay. Ông Hồ Xuân Nghiễm, phó tổng giám đốc, cho biết chỉ cho vay với khách hàng có sử dụng nhiều dịch vụ của NH. Ông Nghiễm cho biết nguồn vốn NH trong thời gian gần đây không còn dồi dào nên phải ưu tiên vốn cho những khách hàng làm ăn có hiệu quả. Ông cũng cho biết Sacombank đã đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 57%. Ông Hồ Hữu Hạnh, giám đốc NH Nhà nước TP.HCM, cho biết hiện nay tăng trưởng tín dụng ở hầu hết các NH tại TP.HCM đều đã đạt hoặc vượt kế hoạch.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa - phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tình trạng thiếu vốn vào cuối năm là điều tất yếu vì nhu cầu tăng rất lớn. Doanh nghiệp cần tiền để trả nợ, thanh toán lương, cá nhân rút tiền để mua sắm... khiến lượng tiền gửi ở NH giảm mạnh, buộc NH phải hạn chế cho vay mới.

Bao giờ NH sẽ cho vay trở lại bình thường? Theo ông Đỗ Minh Toàn - phó tổng giám đốc ACB, hiện đã sắp hết năm 2009, sang năm 2010 tăng trưởng tín dụng cũng sẽ 25-30%. Do vậy, dự đoán tốc độ tăng trưởng tín dụng trong tháng 1 và 2-2010 sẽ tăng lại. Thế nhưng, tổng giám đốc một NH thương mại cho biết còn tùy thuộc vào nguồn vốn vì gần đây huy động vốn rất khó khăn. Ông Nghiễm nhận định sau Tết Nguyên đán NH mới có thể cho vay lại bình thường khi nguồn vốn đã bớt căng thẳng.

Cuối năm vay tiền mua sắm: dễ mà khó

Các ngân hàng (NH) cho vay tiêu dùng với lãi suất vừa phải nhưng lại đòi thế chấp trong khi các công ty tài chính liên tục chào mời vay, kể cả không cần thế chấp, thì lãi suất lại quá cao.

Phóng to
Công ty tài chính đưa nhân viên đến siêu thị điện máy để phục vụ người vay vốn mua hàng tiêu dùng - Ảnh: M.Đức

Năm nay, NH không chào mời người vay như trước, thậm chí một số NH tạm dừng cho vay tiêu dùng.

Ngân hàng lãi nhẹ, thủ tục nặng

Chị Vân, làm việc tại một công ty nước ngoài, muốn vay 200 triệu đồng để sửa nhà nhưng cả ba NH đều hẹn qua năm, dù chị có tài sản thế chấp và thu nhập gần 30 triệu đồng/tháng. Tương tự, anh Hòa (Q.Gò Vấp, TP.HCM) muốn vay 100 triệu đồng để sửa nhà nhưng nhân viên tín dụng NH Phương Đông (OCB) Tân Bình cũng trả lời đang tạm ngưng cho vay vì ưu tiên vốn cho khách hàng cũ và doanh nghiệp chi trả lương, thưởng cuối năm.

Lãi suất cao, vì sao?

Theo các công ty tài chính, do không phải thế chấp nên người cho vay dễ gặp rủi ro, vì vậy phải đưa lãi suất cao để bù đắp. Một công ty tài chính cho biết có đến vài chục phần trăm người vay vốn không trả hoặc thay đổi địa chỉ, số điện thoại... nên công ty khó thu nợ.

Một điểm mà người vay cần lưu ý khi vay tại các công ty tài chính là không được “có tiền muốn góp trước hạn”. Trường hợp này phải thanh lý hợp đồng vay và phải trả thêm khoản phí.

Cũng có NH cho vay như Sacombank nhưng phải có tài sản thế chấp. Với quy định này, hầu hết người có nhu cầu vay tiêu dùng không đáp ứng được hoặc ngại vì món vay chỉ khoảng vài chục triệu đồng trở lại. NH Đông Á cho vay tiêu dùng theo chương trình cho vay 24 phút nhưng không trả lương qua NH Đông Á thì chỉ được vay tối đa 10 triệu đồng thay vì tối đa 50 triệu đồng như người nhận lương qua thẻ NH Đông Á. Lãi suất cho vay của NH dù theo cơ chế thỏa thuận, trên dưới 1,4%/tháng (khoảng 18%/năm) do lãi được tính trên dư nợ giảm dần.

Các NH cũng có hình thức cho vay đơn giản hơn, đó là vay qua thẻ tín dụng. Tuy nhiên, để có thể vay qua thẻ thì người vay cũng phải đáp ứng một số điều kiện của NH. Khá nhiều người làm việc tại các công ty có vốn nước ngoài thường vay qua thẻ do không phải trả lãi trong vòng 45 ngày.

Công ty tài chính lãi suất 36%/năm

Ngược lại với NH, nhân viên các công ty tài chính đang tích cực chào mời người vay vốn thông qua nhiều hình thức, phổ biến nhất là gọi điện thoại. Khá nhiều người đã tìm hiểu, cũng có người vay nhưng sau đó... kêu vì lãi suất quá cao. Số đông thì lắc đầu ngay sau khi tìm hiểu do đã phân biệt giữa cách tính lãi trên dư nợ giảm dần với tính lãi trên vốn gốc.

Hiện lãi suất cho vay trả góp tại Công ty tài chính Việt (SGVF) là 1,57%/tháng (18,84%/năm) nhưng tính trên vốn vay ban đầu. Dù hằng tháng người vay đã trả một phần vốn nhưng lãi vẫn được tính đều đặn trên số tiền đã vay. Do vậy, lãi suất thực mà người vay phải trả cao gần gấp đôi so với mức lãi suất mà công ty chào mời. Thời hạn vay dài thì lãi suất càng cao, như vay 24 tháng lãi suất lên đến 2,04%/tháng.

Nhiều khách hàng đến tìm hiểu vay tại SGVF theo chương trình mua sắm điện máy trả góp tại siêu thị Đệ Nhất Phan Khang nhưng không vay vì lãi suất thực phải trả xấp xỉ 3%/tháng, tương đương 36%/năm. Chưa kể điều kiện vay cũng nâng lên, phải trả trước 40% giá trị số hàng hóa mua, trong khi trước kia là 20%. Dù giới hạn số tiền vay tối đa là 40 triệu đồng nhưng ít người vay được đến mức này vì SGVF còn giới hạn số tiền người vay phải trả hằng tháng (gồm gốc và lãi) không vượt quá 60% tổng thu nhập hằng tháng. Muốn vay 50 triệu đồng, người vay phải có thu nhập tối thiểu 9 triệu đồng/tháng.

Tại Công ty tài chính Prudential, thu nhập để trả nợ hằng tháng không được quá 1/4 lương. Người thu nhập trung bình 4-5 triệu đồng/tháng nếu trả góp trong 12 tháng thì chỉ vay được khoảng 10 triệu đồng. Muốn vay được 40 triệu phải đạt 20 triệu đồng/tháng. Lãi suất vay vốn của đơn vị này là 1,58%/tháng tính trên dư nợ gốc, người vay phải có hộ khẩu hoặc KT3 tại TP.HCM.

Nguồn tuoitre.com.vn